20 kết quả phù hợp với "đường tới Điện Biên Phủ"
Hồi ức 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ' (phần 20) - Hữu Mai
Bước vào chiến dịch Xuân Hè năm 1953, toàn Đảng toàn quân tập trung hướng tiến quân lên vùng Tây Bắc, đồng thời triển khai nhiều trận truy kích làm tiêu hao lực lượng, lung lay tinh thần của địch. Đó cũng là những tín hiệu đáng mừng để chuẩn bị bước vào một trận đánh lớn, trận đánh đi vào lịch sử của dân tộc như một trong những dấu son chói lọi. Diễn biến của trận đánh đó sẽ được gửi tới quý thính giả trong phần cuối của cuốn hồi ức 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp - đường tới Điện Biên Phủ'.
Hồi ức 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ' (phần 19) - Hữu Mai
Chiến dịch Thu đông năm 1952 đã thành công vượt dự kiến. Đây là động lực để toàn dân và quân ta tiếp tục dồn sức người, sức của tiến đánh những điểm yếu nhằm tiêu hao sinh lực địch, đồng thời tập trung khôi phục kinh tế sau thiên tai để đảm bảo đời sống của nhân dân, cung cấp lương thực cho các chiến sỹ nơi chiến trường. Những trận đánh tới sẽ tiếp diễn như thế nào?
Hồi ức 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ' (phần 18) - Hữu Mai
Ta tiếp tục sử dụng chiến thuật 'công đồn đả viện' và thường xuyên uy hiếp các đường tiếp tế thủy, bộ để cầm chân số lớn lính Pháp. Trên hướng phối hợp, ta tiến sâu vào vùng địch tạm chiến ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, liên tục tấn công địch góp phần vào thắng lợi của mặt trận chính. Quân Pháp phải rải quân ra ở nhiều nơi, cạn hết quân dự trữ. Bộ chỉ huy Pháp lúng túng đối phó trong khi chiến phí ngày càng quá sức chịu đựng khiến nội tình nước Pháp ngày càng rối bời.
Hồi ức 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ' (phần 17) - Hữu Mai
Sau thành công của đợt một chiến dịch Hòa Bình, ta tiếp tục đập vỡ phòng tuyến sông Đà, tiêu diệt điểm cao 400, 600, Đá Chông, Chẹ, chặn đánh các cánh quân viện trên các trục được 87, Ba Vì, Mỹ Khê. Quân Pháp nhận thấy không đủ lực lượng bảo vệ phòng tuyến sông Đà nên rút lui toàn bộ, chỉ để lại cụm cứ điểm Đan Thê, La Phù gần Trung Hà, Sơn Tây. Địch dự định sẽ tăng cường phòng ngự tuyến đường số 6 và thị xã Hòa Bình. Qua 20 ngày chiến đấu, ta đã tiêu diệt được bộ phận lớn của quân địch, đường tiếp tế trên sông Đà của địch bị tê liệt. Đường số 6 bị chia cắt, quân Pháp ở Hòa Bình đã hoàn toàn chuyển sang thế phòng ngự bị động.
Hồi ức 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ' (phần 16) - Hữu Mai
Sau những phân tích, đánh giá về tình hình và âm mưu của địch, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Tổng quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh, quân và dân ta đã mở màn chiến dịch Hòa Bình vào ngày 10/12/1951. Quân ta mở một cuộc tiến công lớn đánh địch trên cả hai mặt trận, tập trung chủ lực ở hướng chính là Hòa Bình, đặc biệt là cứ điểm Tu Vũ, núi Chẹ. Và mạnh bạo đưa một bộ phận chủ lực vào hoạt động trong vùng địch hậu đồng bằng Bắc Bộ.
Hồi ức 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ' (phần 15) - Hữu Mai
Sau khi thực hiện chiến dịch Lý Thường Kiệt và một tháng chiến tranh du kích, ta đã diệt và bắt được khoảng 500 quân địch. Không rõ số bị thương, nhưng lực lượng của ta bị tiêu hao rất nhiều. Đây cũng là một trong những thất bại không mong muốn, mà nguyên nhân chính là do việc di chuyển bộ đội quá chậm nên địch phát hiện và đối phó. Đứng trước những tổn thất đó và trước diễn biến tình hình tương đối phức tạp, đặc biệt là việc Pháp cho tấn công chiếm Hòa Bình, Trung ương có những quyết định chỉ đạo và hướng tấn công như thế nào?
Hồi ức 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ' (phần 14) - Hữu Mai
Sau chiến dịch Hà Nam Ninh, tại đồng bằng Bắc Bộ, địch ra sức củng cố quân sự, tàn phá cơ sở kinh tế của ta, đồng thời chúng đẩy mạnh kế hoạch củng cố vùng Tây Bắc. Trước tình hình khó khăn ở vùng hậu địch, Tổng quân ủy đề nghị với Trung ương cho mở một chiến dịch nhỏ ở hướng Tây Bắc và phát động một tháng chiến tranh du kích buộc địch phải đối phó.
Hồi ức 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ' (phần 13) - Hữu Mai
Chiến dịch Liên khu III đã diễn ra với nhiều diễn biến mới. Thực dân Pháp đã tổng lực tấn công ta trên phương diện kinh tế tài chính. Pháp tập trung làm hai việc, đó là ngăn chặn các nguồn lương thực và phá giá đồng bạc Việt Nam. Đứng trước những khó khăn đó, Chính phủ đã ban hành sắc lệnh điều lệnh thu thuế nông nghiệp bằng thóc.
Hồi ức 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ' (phần 12) - Hữu Mai
Chỉ thị của Trung ương với Chiến dịch Liên khu III là tranh thủ nhân dân, vận động ngụy binh, đồng bào Công giáo thi hành các chính sách của Đảng trong các vùng giải phóng. Thắng lợi chính trị cũng quan trọng không kém thắng lợi quân sự. Đại đoàn 304, 320, 308 đã tiến về Ninh Bình trong sự chào đón của nhân dân. Diễn biến của Chiến dịch Liên khu III sẽ tiếp tục được chuyển tới quý thính giả chương trình hôm nay.
Hồi ức 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ' (phần 11) - Hữu Mai
Xác định cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc là cuộc đấu tranh trường kỳ, gian khổ, tự lực cánh sinh là chính, vì vậy, sau Chiến dịch Hoàng Hoa Thám, Trung ương quyết định mở chiến dịch Liên khu III để góp phần nâng đỡ phong trào chiến tranh du kích, giúp đồng bào vùng địch hậu đỡ bị những trận càn quét. Với chủ trương tiết kiệm xương máu của chiến sĩ, quân không cần đông, mà phải xây dựng lực lượng tinh nhuệ, Trung ương và Bác đã có những quyết sách sáng suốt.
Hồi ức 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ' (phần 10) - Hữu Mai
Sau chiến dịch Trung du, Trung ương quyết định mở tiếp một chiến dịch mới nhằm đẩy mạnh hoạt động quân sự trước mùa mưa, không cho quân địch có thời gian củng cố lực lượng càn quét đồng bằng - chiến dịch mang tên người Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám.
Hồi ức 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ' (phần 9) - Hữu Mai
Để ngăn chặn tham vọng giành quyền chủ động của tướng Đờ lát trên chiến trường miền Bắc, chiến dịch Trung du đợt hai đã nổ với chủ trương đánh điểm, diệt viện. Diễn biến của chiến dịch này sẽ tiếp tục được chuyển tới thính giả trong phần 9 Hồi ức “Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ” (phần 9) do nhà văn Hữu Mai ghi lại.
Hồi ức “Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ” (phần 8) - Hữu Mai
Sau một thời gian lắng xuống trước khó khăn về kinh tế, chiến tranh Đông Dương một lần nữa lại bùng nổ gây sóng gió trong Chính phủ và dư luận quần chúng. Tình thế này khiến cho Pháp buộc phải cấp tốc tăng cường quân sự và lựa chọn những giải pháp không có lợi cho chúng. Nắm bắt thời cơ địch chưa kịp chuẩn bị phòng ngự, Bác cùng Bộ Chỉ huy của ta đã lên kế hoạch mở các chiến dịch nhắm vào trung du.
Hồi ức “Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ” (phần 7) - Hữu Mai
Năm 1951, Bác đề nghị đổi tên Đảng là Đảng Lao động Việt Nam. Việc thay đổi này theo Bác phân tích, không còn là vấn đề riêng của Cách mạng Việt Nam mà còn liên quan đến Cách mạng Lào và Campuchia. Tuy nhiên, để tổ chức một Đại hội Đảng giữa thời kỳ chiến tranh ác liệt như thế này không phải là điều dễ dàng. Trong chương trình hôm nay, mời quý thính giả cùng lắng nghe nội dung một trong những cuộc họp quan trọng của Đảng ta vào năm 1951.
Hồi ức “Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ” (phần 6) - Hữu Mai
Trong phần 6 của cuốn hồi ức "Đại tướng Võ Nguyên Giáp - đường tới Điện Biên Phủ" do Nhà văn Hữu Mai ghi lại qua lời kể của Đại tướng, chúng ta thấy được tinh thần đoàn kết của quân dân Việt Nam, đặc biệt sau niềm vui chiến thắng trong chiến dịch luôn là sự động viên, khích lệ kịp thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với anh em chiến sĩ.
Hồi ức “Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ” (phần 5) - Hữu Mai
Là người may mắn có quãng thời gian làm việc bên cạnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đối với nhà văn Hữu Mai đó không chỉ là niềm vinh dự, tự hào, mà đó còn là quãng thời gian ông được chứng kiến những hành trình sống, chiến đấu và cống hiến hết mình của Đại tướng đối với đất nước, đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong phần 5 của cuốn hồi ức, quý thính giả sẽ được dõi theo tiến trình tiêu diệt nhanh gọn hai binh đoàn Charton và Le Page của địch, giải phóng khu vực lòng chảo Thất Khê.
Hồi ức “Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ” (phần 4) – Hữu Mai
Thất thủ tại Đông Khê, Tổng chỉ huy Pháp ở Đông Dương vội vàng thực hiện kế hoạch rút quân khỏi Cao Bằng, điều động binh đoàn Le Page ở Thất Khê hành quân tiến lên chiếm lại Đông Khê. Từ ngày 1 - 5/10/1950 đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt ở khu vực phía nam và phía tây Đông Khê. Binh đoàn Le Page không thực hiện được ý định chiếm Đông Khê mà còn bị ta tiêu diệt một bộ phận.
Hồi ức 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ' (phần 3) – Hữu Mai
Với tầm quan trọng của chiến dịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đích thân lên Cao Bằng để cùng bộ chỉ huy trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt là sự xuất hiện chỉ đạo, động viên bất ngờ của Bác. Do vậy, trong suốt hơn 52 giờ, quân và dân ta đã chiến đấu ở trận đầu Đông Khê. Dù quân ta có tổn thất nhiều, song quân Pháp bị đánh bất ngờ và tỏ ra hoang mang khiếp sợ.
Hồi ức “Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ” (phần 2) – Hữu Mai
Trước hàng loạt các kế hoạch mới của thực dân Pháp hòng tấn công dồn dập chiếm đóng vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời phong tỏa biên giới nhằm ngăn chặn chi viện của cách mạng Trung Quốc cho cách mạng Việt Nam, ngày 5/8/1950, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng trưởng phòng quân báo Cao Pha và một số thành viên chủ chốt khác đã có chuyến nghiên cứu thực địa tại Cao Bằng để cân nhắc liệu có thể chọn Cao Bằng là điểm đột phá mở đầu cho chiến dịch. Trong chuyến đi này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thể hiện tầm nhìn chiến lược của một nhà quân sự tài ba, sắc sảo.
Hồi ức 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ' (phần 1) – Hữu Mai
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà chỉ huy và nhà lý luận quân sự xuất sắc, được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng trao quyền trực tiếp chỉ huy lực lượng tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đánh bại đội quân nhà nghề của thực dân Pháp, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.